Sau một thời gian sử dụng, lốp xe sẽ dần “xuống cấp” và cần phải thay mới để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Mặc dù bạn hoàn toàn có thể tự thay lốp xe ở nhà, nhưng hãy để các chuyên gia thay lốp giúp bạn vì an toàn hơn, đơn giản hơn và nhanh hơn nhiều.
Khi thay lốp xe mới, bạn nên tới trung tâm bảo dưỡng sửa chữa xe để được các kỹ thuật viên có chuyên môn về thay lốp hỗ trợ. Bởi nếu tự thay lốp sai cách có thể gây hư hại lốp, lái xe không được êm ái và an toàn. Hãy cùng tìm hiểu quy trình thay lốp tại trung tâm bảo dưỡng sửa chữa ngay trong bài viết sau.
Bạn nên kiểm tra và thay lốp ô tô trong các trường hợp sau:
Xe đã đi được 60.000 - 100.000 km.
Lốp xe mòn không đều như mòn ở giữa, mòn ở một bên,...
Gai lốp thấp hơn 1.6mm, vượt mức khuyến cáo nhà sản xuất xe.
Lốp bị hư hỏng như rách, thủng, biến dạng, có dị vật găm vào lốp.
Nắp van bị hư.
Xe bị rung lắc nhiều khi lái.
Lốp xe đã sử dụng được 10 năm.
Dưới đây là chi tiết các bước thay lốp xe ô tô:
Khi đến trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa xe, kỹ thuật viên sẽ nâng xe lên cao bằng cách sử dụng bàn nâng thủy lực.
Bước 2: Tháo đai ốc bánh xe
Tiếp đến, kỹ thuật viên sẽ tháo các đai ốc bánh xe. Chúng có thể được tìm thấy ngay bên dưới nắp tròn đậy trục bánh xe. Chúng thường có hình tròn hoặc lục giác và có thể nới lỏng bằng cách tạo áp lực và đẩy ngược chiều kim đồng hồ.
Bước 3: Tháo lốp xe
Sau khi giải phóng áp suất lốp bằng cách tháo ốc và tháo lõi van, lốp xe cũ có thể được tháo rời khỏi mâm xe. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên nghiệp gọi là máy ra vào lốp cho bước này để giúp họ hoàn thành công việc mà không gây hư hại đến bánh xe hoặc các phụ kiện khác.
Bước 4: Thay lốp xe ô tô
Lúc này lốp cũ đã được tháo bỏ, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra tình trạng vành/mâm để xem liệu có bị rỉ và/hoặc bị mòn không, vì đây là nguyên nhân có thể gây ra hư hại cho mâm xe và lốp xe. Sau khi mọi thứ đã được kiểm tra, lốp mới với chiều rộng vừa vặn với kích thước mâm xe sẽ được lắp đặt. Xe có thể lắp lốp không săm hoặc có săm. Kết cấu của cả hai loại này đều tương tự, khác biệt chính là lốp không săm không có săm để giữ khí điều áp. Thay vào đó, cả vành và lốp đều tạo thành một bình chứa khí để giữ không khí bên trong.
Một khi bạn đã chọn được loại lốp có săm hoặc không săm (lốp không săm là loại phổ biến nhất), trước khi lắp bánh xe mới, chuyên gia sẽ kiểm tra xem liệu kiểu gai lốp đã được đặt đúng hướng hay chưa. Sau đó, máy ra vào lốp sẽ được sử dụng để lắp lốp vào bánh xe. Sử dụng một ống nối dài để an toàn hơn cho việc bơm lốp xe với mức áp suất không khí chính xác theo khuyến nghị.
Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra tình trạng lốp và thay lốp mới vào xe.
Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lốp cũ xem có bất kỳ dấu hiệu mòn không đều nào trên gai lốp hay không, bởi nếu xe có cân chỉnh thước lái kém hoặc mất cân bằng động bánh xe đều có thể gây ra tình trạng mòn lốp sớm. Nếu vậy, kỹ thuật viên có thể thực hiện thay đổi điều chỉnh trên trục của ô tô để bánh xe ở đúng vị trí hoặc thực hiện cân bằng động bánh xe để đảm bảo trọng lượng được phân bổ chính xác và đồng đều.
Trước khi lắp cụm lốp mới và mâm vào xe ô tô, thợ máy sẽ đảm bảo lốp xe mới được lắp chính xác. Nếu bạn sử dụng lốp định hướng, họ cần đặt lốp đúng hướng để lốp hoạt động hết hiệu suất. Khi lắp đúng cách, ký hiệu mũi tên trên hông lốp phải đặt theo hướng quay.
Khi lốp được lắp vào xe, đai ốc bánh xe sẽ được siết thật chặt bằng tay, trước khi hạ xe xuống mặt đất và các đai ốc sẽ được vặn chặt hoàn toàn bằng cách sử dụng một dụng cụ chuyên nghiệp gọi là cờ lê trợ lực. Và giờ bạn có thể tiếp tục lên đường!
Nguồn: michelin.vn