Tin tức & sự kiện

Tin tức & sự kiện

Cấu Tạo Của Lốp Xe Ô Tô Và Cách Đọc Thông Số Đơn Giản

  • Thứ tư , Ngày 01/04/2020
  • Lốp là một linh kiện không thể thiếu ở xe ô tô và giữ nhiều vai trò quan trọng. Việc nắm rõ cấu tạo lốp xe và các thông số trên sản phẩm sẽ giúp người sử dụng lựa chọn lốp phù hợp cũng như phát hiện bất thường sớm để có cách xử trí thích hợp. Hãy để Michelin giới thiệu chi tiết từng bộ phận của lốp trong bài viết sau.

    1. Lốp xe là gì? Các chức năng cơ bản nhất

    Lốp là một bộ phận của xe, có hình tròn, lắp bên dưới khung xe (gồm 2 bánh phía trước, 2 bánh phía sau) và tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. 

    Linh kiện này thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

    • Nâng đỡ toàn bộ khung xe.

    • Hạn chế gầm xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.

    • Giúp phương tiện tăng tốc, giảm tốc, rẽ hướng… dễ dàng theo mong muốn của người cầm lái.

    • Bảo vệ mâm xe không bị mài mòn với tác động của mặt đường.

    2. Cấu tạo lốp xe ô tô

    cấu tạo lốp xe ô tô

    Cấu tạo lốp ô tô gồm nhiều bộ phận khác nhau, phối hợp nhịp nhàng để xe di chuyển mượt mà.

    Cấu tạo của lốp xe ô tô bao gồm 6 bộ phận cơ bản sau:

    2.1. Khung lốp (hay bố lốp)

    Khung của lốp (hay còn gọi là bố lốp), là sự kết hợp của nhiều lớp sợi (có thể làm từ thép, polyester hoặc nylon) xen kẽ với cao su. Một khung lốp đạt chất lượng phải đủ cứng và bền để giữ áp suất bên trong luôn ổn định, đồng thời đủ mềm và linh hoạt để hấp thụ dao động bên ngoài hiệu quả khi có tác động mạnh bất ngờ (như lúc xe va chạm với vật cản).

    2.2. Gai lốp (hoa lốp)

    Gai lốp là lớp bao bọc bên ngoài khung lốp, tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và làm từ cao su, với các đặc trưng thiết kế mặt gai để tăng hiệu quả phanh cùng hiệu suất truyền động.

    2.3. Hông lốp

    Hông lốp (hay còn gọi là thành lốp/cạnh lốp) được cấu tạo bởi các lớp cao su bao quanh sườn bên của lốp, có diện tích lớn nhất và có tính linh động cao. Điều này giúp bảo vệ khung lốp một cách toàn diện, bảo vệ lốp trước các tác động và va chạm không mong muốn khi di chuyển.

    2.4. Lớp đệm

    Lớp đệm là phần bằng vải nằm giữa gai lốp và khung lốp, thực hiện nhiệm vụ kết nối chặt chẽ hai bộ phận đó. Nhờ vậy, phương tiện có thể vận hành mượt mà, giảm chấn từ mặt đường.

    2.5. Đai (đệm cứng)

    Đai là bộ phận thường xuất hiện ở loại lốp bố tròn (*), đặt vòng quanh theo chu vi lốp và ở giữa khung lốp và gai lốp. Công dụng cơ bản của đai là giữ bố lốp nằm đúng vị trí cần thiết dù xe di chuyển ở địa hình nào.

    (*) Lốp bố tròn là loại lốp có cấu trúc xuyên tâm với các sợi bố xuất phát từ tâm và tỏa ra xung quanh.

    2.6. Tanh lốp (dây ta-lông, tanh lốp)

    Tanh lốp, chủ yếu làm từ chất liệu thép, là phần tiếp xúc trực tiếp với mâm xe, cuốn quanh mép khung lốp. Tác dụng nổi bật của bộ phận này là giữ vỏ xe không bị tuột ra khỏi vành khi phương tiện di chuyển.

    3. Cách đọc và ý nghĩa từng thông số trên lốp xe

    Mỗi lốp xe đạt chuẩn đều thể hiện tất cả thông tin (xét trong chuỗi 12 ký tự gồm chữ cái và chữ số) sau:

    • Loại lốp (một chữ cái đầu tiên): Tùy theo loại ký hiệu để xác định loại lốp, ví dụ như P - Lốp xe du lịch, LT - Lốp xe tải nhẹ, C - Lốp xe van/xe thương mại, XL/HL/Reinforced - Lốp có khả năng chịu tải thêm và cao hơn mức bình thường, T - Lốp dự phòng.

    • Chiều rộng lốp (ba chữ số phía sau): Là số đo tính từ vách lốp này đến vách lốp kia, ghi trực tiếp trên vành lốp. Đơn vị tính là milimet (mm).

    • Tỷ lệ % chiều cao/chiều rộng (hai chữ số sau dấu “/”): Là tỉ số giữa số đo chiều cao và chiều rộng, biểu thị dưới dạng %.

    • Cấu trúc bố (một chữ cái tiếp theo): Có 3 ký tự thường gặp là D -  Diagonal (cấu trúc lốp sợi mành đan chéo), B - Belted-Bias (cấu trúc lốp có sợi đan chéo) và R - Radial (cấu trúc lốp bố thép có sợi tỏa tròn).

    • Đường kính mâm (hai chữ số phía sau): Là con số thể hiện đường kính của mâm xe. Đơn vị tính là milimet (mm).

    • Chỉ số tải trọng (hai chữ số còn lại): Là tải trọng tối đa có thể chở được trên một lốp đơn. Đơn vị tính là kilogram (kg).

    • Chỉ số tốc độ (chữ cái cuối cùng):  Là tốc độ tối đa của lốp có thể chở được tại mức chịu tải tối đa. Bao gồm các ký tự phổ biến như T - 190 km/h, H - 210 km/h, V - 240 km/h, W - 270 km/h và Z - 240+ km/h.

    Các thông số ký hiệu trên lốp xe ô tô

    Ví dụ: Trên lốp có dãy ký tự P 205/65 R15 91 V. Điều này có nghĩa là:

    • P: Đây là loại lốp chuyên dùng cho xe du lịch.

    • 205: Chiều rộng từ vách lốp này đến vách lốp kia là 205 mm.

    • 65: Tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của lốp xe là 65%.

    • R: Cấu trúc bố thép bên trong lốp được sắp xếp theo hướng tỏa tròn.

    • 15: Đường kính mâm là 15 mm.

    • 91: Tải trọng tối đa của lốp là 91 kg.

    • V: Tốc độ tối đa mà lốp có thể di chuyển khi chở tải trọng tối đa (91 kg) là 240 km/h. 

    Bên cạnh đó, trên lốp còn có thêm những ký hiệu sau:

    • Khả năng chống mòn: Dựa theo ký hiệu TREADWEAR, với giá trị tiêu chuẩn là acb = 100.

    • Khả năng bám đường: Căn cứ vào ký hiệu Traction A và thứ tự giảm dần là AA - A - B - C.

    • Khả năng chịu nhiệt: Xét theo ký hiệu Temperature A với khả năng chịu nhiệt giảm dần là A - B - C.

    • Áp suất tối đa: Dựa trên ký hiệu MAXLOAD hoặc MAX PRESS.

    • Thời gian sản xuất: Thể hiện rõ ở 4 số cuối trong dãy ký tự bắt đầu bằng DOT. Trong đó, 2 số đầu chỉ tuần sản xuất, 2 số sau cùng chỉ năm sản xuất.

    • Thương hiệu lốp: Ghi rõ tên thương hiệu, chẳng hạn như “MICHELIN”.

    • Ký hiệu sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn của Mỹ: Trên lốp xe có ghi “DOT”

    • Lốp không săm: Có ghi ký hiệu “TUBELESS”.

    • Điều kiện sử dụng: Một số lốp có thêm logo núi tuyết (thể hiện loại lốp chuyên dụng cho mùa đông) hoặc ký hiệu M + S (loại lốp dùng đi đường tuyết hay bùn lầy).

     

    Nguồn: michelin.vn

    Tin tức & sự kiện
    TỔNG HỢP TIN TỨC & SỰ KIỆN MỚI NHẤT TỪ CHÚNG TÔI.
    TOP

    Hỗ trợ bán hàng

    091.211.5986

    sales@toptek.vn

    Hỗ trợ bán hàng

    082.774.9999

    sales2@toptek.vn

    Hỗ trợ bán hàng

    024.3628.4264

    tech@toptek.vn