Sau một thời gian sử dụng, bộ phận giảm xóc ô tô không thể tránh khỏi những hỏng hóc và rò rỉ dầu. Chính vì thế kiểm tra và bảo dưỡng giảm xóc ô tô định kỳ là việc làm rất cần thiết để có thể phát hiện ra các vấn đề và sửa chữa kịp thời.
1. Cấu tạo và vai trò của giảm xóc ô tô
Giảm xóc ô tô có tác dụng triệt tiêu các dao động quán tính tự do khi xe lưu thông qua các cung đường xấu, ổ gà. Từ đó, giúp xe chạy êm ái mang lại cảm giác thoải mái khi điều khiển đồng thời giữ sự cân bằng cho xe.
Cấu tạo của cụm lò xo giảm xóc ô tô gồm những bộ phận sau:
Giảm chấn: có tác dụng dập tắt các dao động của lò xo.
Lò xo: giảm lực tác động từ mặt đường lên xe, tạo cảm giác êm ái.
Tăm bông, chụp bụi: có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn bám vào ty giảm chấn.
Bát bèo và bi bát bèo: liên kết giữa cụm lò xo giảm xóc với thân xe, giúp đánh lái dễ dàng.
Giảm xóc ô tô giúp bạn lái xe luôn êm ái và an toàn
2. Khi nào cần bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Khi xe xuất hiện những dấu hiệu sau thì các tài xế nên chủ động bảo dưỡng hoặc thay mới giảm xóc ô tô:
Xe bị nghiêng: Trong trường hợp ô tô chở đủ tải nếu thấy xe bị nghiêng thì rất có thể lò xo giảm xóc bị gãy một bên hoặc cán pít tông bị cong.
Xe bị trượt hoặc chệch hướng khi di chuyển trên đường thẳng và chất lượng tốt, nhất là khi có gió thì chứng tỏ giảm xóc ô tô đang có vấn đề. Lúc này bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng giảm xóc ô tô ngay để kịp thời xử lý.
Xe bị rung lắc mạnh hoặc bị bồng bềnh khi di chuyển trên đường xấu, nhiều ổ gà, gập ghềnh… Khi thấy xe có dấu hiệu này các bạn không nên chủ quan đổ lỗi cho đường xấu mà nên chủ động kiểm tra kịp thời giảm xóc của xe.
Xe bị nhún mạnh khi phanh gấp: Nguyên nhân có thể là do bộ phận giảm xóc bị mòn. Xe có hiện tượng nhún mạnh khi phanh gấp sẽ gây mất kiểm soát tay lái và rất nguy hiểm khi di chuyển trên đường trơn trượt, đường ướt, vì thế cần khắc phục ngay.
Giảm xóc phát ra tiếng kêu cót két: Nguyên nhân có thể là do thanh xi lanh giảm xóc bị méo, lò xo bị gỉ, xảy ra cọ xát giữa các chi tiết, từ đó giảm xóc phát ra các tiếng kêu khó chịu.
Lốp mòn không đều: Khi phát hiện lốp mòn không đều các bạn cũng nên kiểm tra ngay giảm xóc xe ô tô. Bộ phận giảm xóc có vấn đề khiến việc tiếp xúc của bánh xe và mặt đường không được tốt sẽ khiến lốp mòn không đều.
Tuổi thọ của giảm xóc: Tuổi thọ trung bình của bộ giảm xóc ô tô khoảng từ 80.000 – 140.000 km. Chính vì thế khi xe di chuyển trong ngưỡng này các bạn nên kiểm tra giảm xóc ô tô nhằm kịp thời phát hiện những vấn đề có thể gặp phải.
Khi đánh lái sang trái hoặc sang phải có hiện tượng kêu ở vị trí bi bát bèo thì bạn nên kiểm tra bảo dưỡng.
Xe bị rung lắc mạnh trên đường xấu là dấu hiệu cảnh báo bộ phận giảm xóc ô tô có vấn đề và cần bảo dưỡng
3. Ưu điểm của việc bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Việc bảo dưỡng giảm xóc ô tô thường xuyên có nhiều ưu điểm:
Giúp xe vận hành an toàn: bảo dưỡng giảm xóc thường xuyên giúp phát hiện nhanh chóng và kịp thời những vấn đề mà bộ giảm xóc gặp phải từ đó giúp xe vận hành an toàn trên mọi chặng đường.
Tăng tuổi thọ cho giảm xóc và lốp: Bảo dưỡng ô tô thường xuyên còn giúp tăng tuổi thọ cho giảm xóc và lốp ô tô.
Ổn định lái trên đường.
Đảm bảo mang lại cảm giác êm ái cho người ngồi trên xe, giúp giảm những rung chấn khi xe gặp địa hình xấu, tăng độ bám đường.
4. Quá trình bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Quá trình bảo dưỡng giảm xóc ô tô tại Michelin Phương Đông:
Bước 1: Kích xe lên
Bước 2: Tháo bánh
Bước 3: Tháo các chi tiết ốc ra khỏi giảm xóc: Rotuyn trụ đứng, Rotuyn cân bằng…
Bước 4: Dùng vam chuyên dụng để giữ lò xo lại (chú ý an toàn)
Bước 5: Tháo bi bát bèo để kiểm tra cao su, bi bát bèo, sau đó tra mỡ vào bi
Bước 6: Kiểm tra giảm chấn
Bước 7: Lắp lại đúng kỹ thuật, chạy thử và kiểm tra lần cuối.
Kiểm tra lốp và cụm lò xo giảm xóc
5. Những lưu ý để giảm xóc xe luôn vận hành tốt:
Để giảm xóc xe luôn vận hành tốt, các bạn cần lưu ý những điều sau:
Thường xuyên kiểm tra giảm xóc xem có chảy dầu hay không: Khi xe chạy lâu hoặc chạy qua nhiều những cung đường xấu, có thể khiến giảm xóc của xe bị hở phớt và chảy dầu ty thủy lực dẫn tới tình trạng chảy dầu ở bộ phận giảm xóc. Nếu thấy giảm xóc xem có chảy dầu các bạn cần tiến hành thay phớt để dầu không bị chảy ra ngoài.
Rửa xe thường xuyên: Khi rửa xe cũng cần lưu ý rửa sạch hốc bánh và bộ phận giảm xóc để loại bỏ những lớp bụi bẩn bám trong ty giảm chấn. Những lớp bụi bẩn này có thể gây ra hiện tượng chảy dầu, mài mòn ty nhanh hơn.
Thay tăm bông, chụp bụi nếu bị hỏng đẻ tránh việc chất bẩn bám vào ty giảm chấn gây xước.
Luôn đảm bảo lốp được bơm đúng tiêu chuẩn, phù hợp với tải trọng của xe.
Hạn chế đi đường xấu và trở quá tải trọng cho phép.
Việc bảo dưỡng giảm xóc ô tô là rất cần thiết để có thể phát hiện và khắc phục các vấn đề kịp thời, giúp bạn lái xe an toàn. Tuy nhiên khi bảo dưỡng giảm xóc ô tô thì bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng cao. Nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề gì về hệ thống giảm xóc ô tô hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và khắc phục một cách hiệu quả nhất.